Đi tìm niềm vui
Bạn có biết là Chúa Trời yêu cầu chúng ta vui sướng?
"Khoái lạc nơi Đức Giê-hô-va, Thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước." (Psalm 37:4)
1) Đức Chúa tạo ra chúng ta vì vinh quang của ngài
"Hãy đem các con trai ta về từ nơi xa, đem các con gái ta về từ nơi đầu cùng đất, ... ta đã dựng nên họ vì vinh quang ta" (Isaiah 43:6-7)
Đức Chúa tạo nên chúng ta để khuếch đại sự cao cả của ngài - như cách mà các kính thiên văn khuếch đại các vì sao. Ngài đã tạo ra chúng ta để có thể thấy được sự cao cả chân lý vẻ đẹp sự hiểu biết công bình của ngài. Vinh quang lớn nhất của Đức Chúa chính là niềm khoái lạc nơi ngài. Điều này có nghĩa là ngài có được sự ca ngợi còn chúng ta có được niềm vui. Đức Chúa đã tạo ra chúng ta để ngài là vinh quang nhất nơi chúng ta khi chúng ta thấy hài lòng nhất nơi ngài.
2) Mỗi con người nên sống vì vinh quang của Đức chúa
"Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm" (1 Corinthians 10:31).
Nếu Đức Chúa tạo ra chúng ta vì sự hiển vinh của ngài, rõ ràng rằng chúng ta nên sống vì sự hiển vinh đó. Bổn phận của chúng ta đến từ mong muốn của ngài. Bởi vậy bổn phận đầu tiên của chúng ta là thể hiện giá trị của Đức Chúa bằng cách hài lòng với tính cách ngài và mọi thứ ngài làm cho chúng ta. Đây chính là bản chất của tình yêu Đức Chúa (Matthew 22:37) và tin tưởng nơi ngài (1 John 5:3-4) và biết ơn ngài (Psalm 100:2-4). Đó chính là gốc rễ của việc vâng lời chân thành, đặc biệt là yêu thương những người khác (Colossians 1:4-5).
3) Tất cả chúng ta đều chưa ngợi ca Đức Chúa như chúng ta nên làm
"Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" (Romans 3:23).
"Thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời?" có nghĩa là gì? Có nghĩa là không ai trong chúng ta tin tưởng và quý trọng Đức Chúa việc mà chúng ta nên làm. Chúng ta vẫn chưa hài lòng với sự cao cả của ngài và đi theo ngài. Chúng ta vẫn tìm kiếm sự thỏa mãn của mình ở những việc khác, và coi những việc đó giá trị hơn Đức Chúa, đây là bản chất của việc sùng bái thần tượng (Romans 1:21-23). Khi tội lỗi xuất hiện trên thế giới này thì tất cả chúng ta đều không muốn Đức Chúa là kho báu thỏa mãn tất cả chúng ta (Ephesians 2:3). Điều này xúc phạm đến sự cao cả của Đức Chúa (Jeremiah 2:12-13).
4) Tất cả chúng ta đều sẽ chịu sự định tội của Đức Chúa
"Vì tiền công của tội lỗi là sự chết..." (Romans 6:23).
Tất cả chúng ta đều coi nhẹ sự vinh hiển của Đức Chúa. Như thế nào? Bằng cách yêu quý những điều khác hơn ngài. Bằng sự bội ơi, ngờ vực và không vâng lời. Bởi vậy ngài công bằng trong việc không cho chúng ta được hưởng sự vinh hiển đó mãi mãi. "Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài" (2 Thessalonians 1:9).
Từ "địa ngục" được dùng trong Tân ước mới mười hai lần - mười một lần bởi chính Chúa Giê-xu. Đây không phải là thần thoại do những người thuyết giáo xấu xa và bực tức tạo ra. Đây đơn thuần là cảnh báo từ Con trai của Đức Chúa người đã chết để giúp những kẻ có tội khỏi bị nguyền rủa. Chúng ta phớt lờ nó một cách đầy rủi ro.
Nếu Kinh thánh ngừng phân tích hoàn cảnh của con người ở đây thì chúng ta sẽ phải chịu một tương lai vô vọng. Tuy nhiên, Kinh thánh không dừng lại ở đây...
5) Chúa Trời đã cử con trai duy nhất Giê-xu tới để mang lại niềm vui và cuộc sống vĩnh cửu.
"Đức Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy....; (1 Timothy 1:15).
Tin lành là Đấng Cứu Thế đã chết cho những kẻ tội lỗi như chúng ta. Và ngài đã đứng lên từ cái chết để làm cho năng lực cứu rỗi của sự chết ngài có giá trị và mở ra cánh cửa của niềm vui và cuộc sống vĩnh cửu (1 Corinthians 15:20). Điều này có nghĩa là Đức Chúa có thể tha bổng những kẻ tội lỗi và vẫn luôn công bằng (Romans 3:25-26). "Chúa Cứu Thế cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời" (1 Peter 3:18). Về với Chúa Trời sẽ tìm thấy sự thỏa mãn trường cửu và sâu sắc.
6) Ích lợi từ sự chết của Đức Cứu Thế thuộc về những ai ăn năn và tin tưởng nơi ngài.
"các ngươi hãy ăn năn và trở lại, để cho tội lỗi mình được xóa đi" (Acts 3:19). "Hãy tin Đức Chúa Giê-xu, thì ngươi sẽ được cứu rỗi" (Acts 16:31).
"Ăn năn" nghĩa là quay đầu trở lại từ những tội lỗi. "Niềm tin" là thỏa mãn với mọi thứ Chúa trời hứa cho chúng ta thông qua Đức Chúa Giê-xu. "Người nào tin tưởng ta", Đức Chúa Giê-xu nói, "sẽ chẳng bao giờ khát" (John 6:35). Chúng ta không kiếm được sự cứu rỗi. Chúng ta không xứng đáng với điều đó (Romans 4:4-5). Nó là nhờ ân điển do đức tin (Ephesians 2:8-9). Đó là món quà miễn phí (Romans 3:24). Chúng ta sẽ có món quà đó nếu chúng ta yêu mến nó hơn bất cứ thứ gì (Matthew 13:44). Khi chúng ta làm điều đó, mục đích của Chúa Trời khi tạo ra chúng ta đã được hoàn thành: Ngài được chúng ta tôn vinh và chúng ta hài lòng về ngài - mãi mãi.
Điều này có ý nghĩa gì với bạn?
Bạn có mong muốn niềm vui sướng từ việc thỏa mãn với Chúa Trời và tất cả những gì ngài làm cho bạn thông qua Chúa Giê-xu? Nếu có, thì Chúa trời đã có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Bạn phải làm gì?
Hãy quay đầu lại từ tội lỗi. Thỉnh cầu Chúa Giê-xu cứu rỗi khỏi tội lỗi và sự trừng phạt và cảnh tù tội. "Ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu." (Romans 10:13). Hãy bắt đầu đặt hy vọng vào Chúa Trời và tất cả những điều ngài làm cho bạn thông qua Chúa Giê-xu. Hãy phá bỏ lời hứa của tội lỗi bằng đức tin trong sự thỏa mãn nhiều hơn đối với những lời hứa của Chúa Trời. Hãy đọc Kinh thánh để thấy được những lời hứa quý giá và lớn lao của ngài, những thứ có thể cho bạn tự do (2 Peter 1:3-4). Hãy tìm một nhà thờ tin vào Kinh thánh và bắt đầu cầu nguyện và trưởng thành cùng những người khác những người quý trọng Đức Cứu Thế hơn tất cả mọi thứ (Philippians 3:7).
Tin tốt lành nhất trên thế giới là không có xung đột giữa hạnh phúc của chúng ta và sự thiêng liêng của Chúa Trời. Thỏa mãn với tất cả những điều Chúa Trời ban cho chúng ta thông qua Chúa Giê-xu sẽ tôn ngài như là Kho báu vĩ đại.
Chúa sẽ chỉ cho tôi biết con đường sự sống; Trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc, Tại bên hữu Chúa có điều vui sướng vô cùng." (Psalm 16:11)